Dưới
đây chính là 5 câu hỏi thường gặp nhất khi làm bể thủy sinh cá cảnh. Tìm hiểu ngay trước khi bắt tay vào việc thiết kế hồ
nhé!
Tại sao nước hồ thủy sinh cá cảnh hay bị đục?
Thứ
nhất, nguyên nhân nước hồ thủy sinh đục
có thể là do hệ thống lọc và hồ còn mới. Lúc này lượng vi sinh trong hồ cá chưa
ổn định dẫn đến nước hồ không trong được.
Thứ
hai, nước hồ đục do rêu tảo trong hồ cá thủy sinh quá nhiều. Điều này khiến nước hồ đục ngầu và chuyển sang màu
xanh rêu. Lúc này, bạn có thể lắp đặt thêm bộ lọc UV để diệt rêu hại.
Thứ
ba, bụi bẩn từ các vật liệu đá, cây thủy sinh, phụ kiện trang trí hồ… Bụi bẩn sẽ
lắng đọng xuống mặt nền và tình trạng này sẽ được cải thiện sau một vài ngày.
Nên để đèn chiếu sáng trong bao lâu?
Đối
với thiết kế hồ thủy sinh cá cảnh,
các bạn chỉ cần để đèn 8 – 10h/ngày là đủ. Thời gian chiếu sáng này tương tự
như thời gian mặt trời mọc và lặng vậy.
Ngoài
ra, việc để đèn liên tục sẽ khiến cây bị héo chết do tiếp nhận ánh sáng quá nhiều.
Thêm nữa, các loại cá cảnh thủy sinh cũng cần có thời gian nghỉ ngơi vào buổi tối.
Đèn sáng choang sẽ ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cá và làm cá dễ chết.
Cá cảnh có… ngủ không?
Câu
hỏi này thú vị đấy chứ! Nhiều người cho rằng cá sống trong môi trường nước nên
“rất tỉnh”. Thực tế thì cá vẫn ngủ đấy!
Có điều chúng là loại động vật nhạy cảm với ánh sáng và tiếng động. Thế nên mới
xảy ra việc hiểu nhầm như vậy thôi.
Cũng
giống như đa số các loại động vật khác, cá ngủ vào ban đêm. Vậy nên bạn hãy tắt
đèn để chúng nghỉ ngơi nhé!
Thời gian thích hợp để bỏ cá vào hồ thủy sinh?
Chắc
chắn một điều là khi mới setup hồ thủy sinh các bạn đừng vội cho cá vào ngay.
Hãy đợi khoảng 1 – 2 tuần, hệ vi sinh và môi trường nước ổn định mới cho cá
vào.
Tại sao hồ thủy sinh cá cảnh bị tình trạng nhiều tảo?
Dù
đã thi công hồ thủy sinh đúng cách, chăm sóc cẩn thận thì vẫn có nguy cơ bị tảo.
Lý giải điều này, các chuyên gia đã chỉ ra 2 nguyên nhân sau:
Thứ
nhất, tảo xuất hiện là do hiện tượng mất cân bằng chất dinh dưỡng trong nước.
Thêm nữa, ánh sáng quá nhiều, lượng CO2 thấp và ít phân nền cũng là nguyên nhân
bùng phát tảo.
Thứ
hai, có nhiều loại tảo chậm phát triển tồn tại trong hồ cá cảnh thủy sinh. Bởi vậy nên các bạn phải thường xuyên vệ sinh
và chùi tảo trên thành kính.
Để
kiểm soát lượng tảo trong hồ có khá nhiều cách. Chẳng hạn như: trồng nhiều cây
dạng bụi để ngăn tảo xâm nhập. Hoặc các bạn có thể thả cá để ăn rêu tảo gây hại.
Trường hợp tảo quá nhiều và phát triển mạnh thì có thể nhờ đến hóa chất. Đặc biệt,
đừng bao giờ để thức ăn thừa trong hồ quá nhiều, cá chết thì phải vớt ra ngay.
Như thế xác cá sẽ không bị phân hủy và ngăn chặn phần nào tình trạng phát sinh
tảo.
Trên
đây là những chia sẻ của Hồ cá Cát Tường về cách chăm sóc hồ thủy sinh cá cảnh.
Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn khi làm hồ thủy sinh. Chúc các
bạn thành công!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét