Nuôi cá chép Koi Nhật Bản là thú vui tao nhã của nhiều người. Đặc biệt là
với những người có nhà cửa, sân vườn rộng rãi. Dù vậy, hồ cá koi không “kén chọn” vị trí và tùy chỉnh kích
thước… Thế nên có thể đặt trong nhà hoặc ngoài sân đều được.
Để cá koi được phát triển tốt nhất thì ngoài việc chuẩn bị hồ, người nuôi
cần nắm rõ tập tính sinh trưởng của cá koi. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu
những thông tin về cá chép koi. Từ đó rút ra những lưu ý quan trọng để thiết kế hồ cá koi Nhật Bản đạt chuẩn nhé!
Đặc điểm sinh trưởng của cá chép koi Nhật Bản
- Kích thước: Cá koi nuôi trong
bể và trong hồ có sự chênh lệch khá lớn về kích thước. Nếu nuôi trong hồ cá koi mini có diện tích nhỏ thì kích thước dài nhất là khoảng 25 cm. Thế nhưng
nếu nuôi ngoài hồ rộng hoặc đưa ra môi trường tự nhiên thì có thể đạt tới 80cm.
- Tuổi thọ: Tin vui là cá chép
koi sống “khá thọ”. Khi được chăm sóc
đúng cách tuổi thọ cá koi lên đến 50 năm. Do vậy, cá chép koi có ý nghĩa phong
thủy, ngụ ý hướng đến sự phồn vinh trường tồn.
- Tập tính sinh sản: Khi được 1
năm tuổi, cá chép koi có thể sinh sản trong môi trường nhân tạo. Thường thì cá
chép koi đẻ vào ban đêm và buổi sáng sớm. Trong lúc sinh, cá koi đực luôn bám
đuôi và thúc vào phần bụng cá koi cái. Sau khi cá koi cái đẻ xong, cá đực sẽ
bơi theo phía sau và thụ tinh lên các trứng. Đợi khoảng 40 – 50h sau thì trứng
cá sẽ nở thành cá bột.
Trung bình cá koi ở độ tuổi 2 – 3 năm có thể cho khoảng 150 đến 200 ngàn
trứng mỗi lần đẻ. Có điều thời gian trứng cá nở lâu, nước hồ nuôi cá koi
bẩn, thay đổi nhiệt độ đột ngột… Sẽ dẫn đến tình trạng trứng không được thụ
tinh bị hỏng, lây sang các trứng cá khác. Đợi sau khi tiêu thụ noãn hoàn thì cá
chép koi 2 ngày tuổi có thể ăn được thức ăn nhỏ mịn.
Lưu ý khi làm hồ cá koi Nhật Bản
Cá chép koi Nhật Bản là loại cá thân thiện, dễ nuôi, không kén ăn và phát
triển nhanh. Nếu được nuôi ở hồ cá koi ngoài trời thì chúng “lớn nhanh như thổi”, đạt chiều dài 80cm
– 120cm.
Khi thi công hồ cá koi Nhật Bản các hình dạng phổ biến là hình vuông,
tròn, chữ nhật… Hoặc các hình đặc biệt như: hình bán nguyệt, uốn cong, bầu dục.
Độ sâu hồ cá koi tối đa 1,5 m. Tốt nhất nên thiết kế hồ hình thang với độ
nông sâu khác nhau. Chú ý khu vực hồ nông nhất phải trên 40cm.
Chọn làm hồ cá koi sân thượng hay hồ trong nhà gì cũng vậy, khi đã
hoàn thành nên ngâm xả 2 – 3 lần rồi mới được thả các koi vào. Tốt nhất nên duy
trì môi trường nước có độ pH 7 – 7,5, nhiệt độ 20 – 27 độ C, hàm lượng O2 tối
thiểu 2,5 mg/l.
Trong quá trình nuôi, nên chú ý vệ sinh hồ để tránh tình trạng hồ cá koi
nổi bọt, hồ cá koi bị rêu xanh… Nếu phát hiện cá bị bệnh, nên cách ly
sớm để ngăn việc cá lây bệnh và chết hàng loạt.
Trên đây là những chia sẻ của Cát Tường về đặc tính sinh trưởng cá koi và
cách làm hồ. Nếu vẫn còn thắc mắc vấn đề gì khác - Hãy liên hệ với Hồ Cá Cát
Tường để được tư vấn cụ thể hơn nhé!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét