Thiết Kế Hồ Cá Tại Hồ Chí Minh

| Hồ cá hải sản cát tường

More Stories

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

4 loại lũa thường dùng khi làm hồ thủy sinh gỗ lũa

by

Hồ thủy sinh gỗ lũa chắc chắn không còn xa lạ với “dân chơi” hồ cá cảnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng tự tin nói rằng mình hiểu hết về mẫu hồ này.

Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại lũa thủy sinh. Đây được xem là một trong những phần quan trọng nhất trong thiết kế hồ thủy sinh gỗ lũa. 

Những đặc điểm của lũa thủy sinh

Thứ nhất, lũa thủy sinh là gỗ tự nhiên. Loại gỗ này không bị “nặng mùi” khi ngâm trong nước. Do vậy chúng được ứng dụng nhiều trong việc làm cảnh trang trí nhà cửa. Phổ biến nhất là để bố cục trong các mẫu hồ thủy sinh.

4 loại lũa thường dùng khi làm hồ thủy sinh gỗ lũa

Thứ hai, lũa thủy sinh “muôn hình vạn trạng”, dài ngắn khúc khuỷu đều có. Chính vì thế gỗ lũa giúp hồ thủy sinh tăng tính nghệ thuật. Người thợ khéo tay có thể tạo nên vô số mẫu hồ thủy sinh lũa đẹp mắt.

Thứ ba, gỗ lũa không bị bào mòn hay mục nát khi ngâm trong nước. Thêm nữa các mẫu lũa đều được lột vỏ trước khi tới tay người dùng. Nhờ đó công đoạn xử lý gỗ lũa khá đơn giản. Trong thời gian đầu, gỗ lũa sẽ có hiện tượng chuyển vàng và hơi nhớt. Tuy nhiên chỉ vài ngày sau là tình trạng này sẽ hết.

4 loại lũa thường dùng trong thiết kế hồ thủy sinh gỗ lũa

- Lũa linh sam: Có hình dáng rất đa dạng, nhiều kích thước và nhiều khung giá khác nhau. Ưu điểm lớn nhất của lũa linh sam chính là rất dễ sắp xếp bố cục. Bạn chỉ cần chọn thêm một ít đá, một vài cây thủy sinh nhỏ xinh… Cam đoan sẽ tạo nên một khung cảnh thiên nhiên vô cùng sống động.

So với các loại lũa khác thì lũa linh sam tương đối nặng. Vậy nên bạn chỉ cần ngâm nước khoảng 7 ngày là gỗ lũa đã bắt đầu chìm rồi.

- Lũa Đỗ Quyên: Khác với các loại lũa làm hồ thủy sinh khác, lũa Đỗ Quyên không lột vỏ. Vậy nên chúng thường được dùng trong các mẫu hồ thủy sinh theo dạng bố cục BioTop. Dễ hiểu hơn, đây là dạng hồ trồng ít cây thủy sinh và có nhiều lũa, cá cảnh… Khi ngâm trong nước lớp vỏ lũa cũng không bị bong ra. Nếu bạn lo lắng lớp vỏ bong gây bẩn nước hồ thì giờ có thể yên tâm rồi nhé!

4 loại lũa thường dùng khi làm hồ thủy sinh gỗ lũa

- Lũa Trà Rừng: Tương tự như loại lũa linh sam, lũa Trà Rừng cũng có hình dáng uyển chuyển. Do vậy chúng rất được ưa chuộng trong thiết kế hồ thủy sinh cá cảnh.

Với loại gỗ lũa này, bạn có thể linh hoạt trong cách bày trí. Ví dụ như tạo dáng bonsai, cấy rêu… chẳng hạn. Một điểm đáng chú ý là giá gỗ lũa Trà Rừng khá cao. Thế nên giá hồ thủy sinh gỗ lũa Trà Rừng cũng cao hơn các mẫu hồ khác.

- Lũa Xương Chùm: Thường được dùng để trang trí, tạo tán các cây bonsai. Hiện nay, loại gỗ lũa này đã được xử lý, tách vỏ. Bạn chỉ cần mua về và gắn lên cây là được.

Trên đây là 4 loại lũa thủy sinh thường được dùng để trang trí hồ thủy sinh. Mỗi loại đều có ưu điểm và vẻ đẹp riêng. Khi mua gỗ lũa về, các bạn hãy tiến hành ngâm nước chừng 1 tháng. Lúc này gỗ lũa sẽ ra hết màu, không còn nhớt và có thể chìm xuống nước. Sau đó mới cho gỗ lũa vào bể nhé!

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2020

Những yếu tố cơ bản cần có giúp duy trì hồ cá biển san hô

by

Hồ cá biển san hô là mẫu hồ cảnh được nhiều gia đình, nhà hàng… Chọn lắp đặt trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, để bể cá san hô đẹp cần chú ý đến nhiều yếu tố.
Vậy đó là những yếu tố nào nhỉ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Canxi

Canxi có tác dụng gì với hồ cá biển san hô nhỉ? Chà chà… Giải đáp giúp bạn ngay đây! Canxi được xem là thành phần cơ bản để xây dựng “bộ xương” san hô.
Theo nghiên cứu, bộ xương san hô có cấu tạo từ Canxi Cacbonat. Khi chúng ta dùng nước biển nhân tạo thì việc pha trộn rất quan trọng. Hiện tại nguồn nước công cộng, nước giếng khoan… Đều có lẫn nhiều tạp chất. Chúng có thể là nguyên nhân khiến hồ cá biển của bạn gặp rắc rối. Những hợp chất phổ biến thường gặp như: Phốt Phát, Nitrat, Silicat… Ít nhiều đều ảnh hưởng đến yếu tố Canxi trong bể cá. Do vậy các bạn nên lưu ý hệ thống lọc để đảm bảo thiết bị hoạt động tốt. Từ đó giữ nguồn nước sạch và ổn định lượng Canxi trong hồ.
Những yếu tố cơ bản cần có giúp duy trì hồ cá biển san hô

Độ pH trong hồ cá biển

Khi làm hồ cá biển, độ pH được điều chỉnh tùy theo các loài sống trong rạn san hô. Nếu độ pH thấp sẽ khiến quá trình vôi hóa diễn ra chậm hơn. Ngưỡng pH không nên vượt quá 8.0. Trường hợp pH quá cao, tình trạng kết tủa Canxi và Cacbonat Canxi cũng sẽ nhỏ hơn mức cho phép.

Magnesium 1300 ppm (+/- 50)

Magnesium sẽ gây ức chế sự kết tủa của Canxi và Cacbonat Canxi. Điều này sẽ “phá vỡ” trạng thái bão hòa trong một rạn san hô. Do vậy, duy trì khoáng chất Magnesium ổn định cũng là việc nên làm khi chăm sóc hồ cá biển.

Nhiệt độ

Yếu tố nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến độ tan của Oxy và Cacbon Dioxide. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của san hô và các loài sinh vật trong bể cá nước mặn. Khi thi công hồ cá biển san hô, tốt nhất nên giữ nhiệt độ khoảng 80 độ F. Nếu quy đổi sang độ C thì tương đương gần 27 độ C.
Những yếu tố cơ bản cần có giúp duy trì hồ cá biển san hô
Ngoài ra, khi lắp đặt hồ cá biển san hô các bạn nên chú ý đến các yếu tố khác. Ví dụ như: nồng độ kiềm, độ mặn (nên giữ ở mức khoảng 1,026). Các chất như: Phosphate, Nitrat, hữu cơ hòa tan, Ammonia và Nitrit… Đều nên được giữ ở mức thấp.
Thực tế, chăm sóc hồ cá biển khó hơn hồ cá nước ngọt. Và nếu như bạn muốn kết hợp thêm nuôi trồng san hô thì độ khó càng tăng thêm. Dù vậy, hồ cá biển san hô quả thật rất đẹp. Thế nên rất nhiều người không ngại khó ngại khổ… Vẫn chọn lắp đặt hồ cá biển thay vì các mẫu hồ cá cảnh đơn giản khác.
Trên đây là một vài lưu ý cần biết khi chăm sóc bể cá biển san hô. Ngoài những thông tin trên, hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp nhé!

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2019

Nên bật đèn liên tục hay ngắt quãng thì tốt cho hồ thủy sinh?

by
Thiết kế hồ thủy sinh đẹp sao có thể bỏ qua vai trò của đèn trang trí chứ! Thế nhưng, khi vận hành hồ thì nên bật đèn liên tục hay ngắt quãng đây?
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng thảo luận vấn đề thú vị này nhé!

Vai trò của ánh sáng trong hồ thủysinh

Đối với thiết kế hồ thủy sinh, ánh sánh là yếu tố cực kỳ quan trọng. Không chỉ ảnh hưởng đến sự sống của sinh vật thủy sinh mà ánh sáng còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ của hồ.
Thực tế, hồ thủy sinh là mô hình mô phỏng phát triển hệ sinh thái dưới nước ngoài tự nhiên. Do vậy để hồ đẹp thì nên tạo môi trường sống có nhiều điểm tương thích với tự nhiên. Đặc biệt là với ánh sáng, nên để thời gian chiếu sáng 8 – 12h/ngày là hợp lý nhất.
Nên bật đèn liên tục hay ngắt quãng thì tốt cho hồ thủy sinh?

Cách bật đèn hồ thủy sinh liên tục từ 8 – 12h

Áp dụng cách này nghĩ là chúng ta sẽ bật đèn từ sáng đến tối, miễn sao đủ 8 – 12h. Cụ thể hơn, thời gian bật đèn như sau:
- Bật đèn: 8 – 9h sáng.
- Tắt đèn: 9 – 10h đêm.
Thiết kế hồ thủy sinh đẹp với chế độ bật tắt đèn như trên được đánh giá là khá hợp lý. Buổi tối các thành viên trong gia đình có thể tụ họp, chơi đùa và ngắm hồ thủy sinh cá cảnh. Đợi đến 9 – 10 tối là thời gian chuẩn bị đi ngủ, gia chủ có thể tắt đèn hồ thủy sinh. Chế độ này gắn liền với nhịp sống nên người chơi không lo mình quên bật/tắt đèn.
Tuy nhiên, sử dụng đèn liên tục và lâu dài sẽ làm bóng đèn nhanh hư. Vậy nên các bạn phải thường xuyên kiểm tra đèn và xử lý sớm các vấn đề xảy ra.

Cách bật đèn hồ thủy sinh không liên tục

Nếu chọn cách này thì thời gian bật tắt đèn cách nhau vài tiếng. Bạn có thể tham khảo thời gian bật tắt đèn thủy sinh như sau:
- Bật đèn: 8h -12h.
- Tắt đèn: 12h – 14h.
- Bật đèn: 14h – 21h.
- Tắt đèn: 21h – 8h sáng hôm sau.
Chế độ bật tắt đèn này giúp hạn chế rêu tảo hồ thủy sinh đáng kể. Nhờ đó giảm thiểu nguy hại, hạn chế ô nhiễm môi trường nước và tốt cho sinh vật thủy sinh. Có điều một khi đã chấp nhận thi công hồ thủy sinh đẹp với chế độ đèn như trên – Các bạn phải chú ý và tuân thủ nghiêm ngặt về mặt giờ giấc. Như vậy có đôi chút phiền phức và ảnh hưởng đến những việc khác.
Để khắc phục nhược điểm trên thì bạn có thể chọn gắn thêm dụng cụ tự động bật tắt đèn. Dụng cụ này được bán khá đại trà tại các cửa hàng thủy sinh. Rất dễ mua và sử dụng nên đừng lo lắng quá nhé!
Nên bật đèn liên tục hay ngắt quãng thì tốt cho hồ thủy sinh?

Lời khuyên dành cho các bạn

Thực tế, việc bật tắt đèn thủy sinh như thế nào còn tùy thuộc vào việc bạn trồng cây gì? Và nuôi con gì? Do vậy, đừng áp dụng quá cứng nhắc những kiến thức chăm sóc hồ thủy sinh từ người khác. Có thể cách đó đúng với họ nhưng lại không có lợi cho hồ thủy sinh cá cảnh của bạn.
Trường hợp các bạn là người mới chơi và chưa có kinh nghiệm – Hãy nhờ những chuyên gia lắp đặt hồ thủy sinh tư vấn thêm. Chắc chắn kinh nghiệm của họ sẽ rất hữu ích với bạn đấy!

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2019

Làm thế nào để tăng giảm pH trong hồ thủy sinh an toàn hiệu quả?

by
Hồ thủy sinh muốn đẹp, cá phát triển tốt… Thì nhất định phải đảm bảo độ pH trong hồ luôn ổn định và phù hợp với các loại cá. Thường thì cá cảnh sinh trưởng tốt trong điều kiện độ pH từ 6 – 8. Trường hợp mức pH quá cao hoặc thấp thì cần điều chỉnh càng sớm càng tốt.
Dưới đây, Cát Tường sẽ gợi ý cách tăng giảm độ pH trong hồ thủy sinh. Tham khảo ngay để ứng dụng khi cần thiết nhé!

Giảm độ pH trong hồ cá thủy sinh

Đầu tiên, để giảm độ pH trong hồ thì cần loại bỏ ngay những tác nhân gây tăng pH. Nếu bạn đã giảm độ pH rồi nhưng vẫn giữ nguyên các tác nhân này thì pH sẽ lại tăng. Vậy nên, điều này rất quan trọng và mang tính quyết định.
Làm thế nào để tăng giảm pH trong hồ thủy sinh an toàn hiệu quả?
Những thứ có thể gây tăng độ pH bao gồm: san hô, sỏi lẫn vỏ ốc, cát muối tiêu, đá tai mèo… Sau khi đã loại bỏ những chất tăng độ pH, các bạn có thể dùng cách sau để hạ độ pH.
- Thứ nhất, cung cấp CO2 dạng khí nén giảm độ pH từ 0.7 đến 1 độ pH. Cách này dễ làm, có lợi cho cây và sự cân bằng của hồthủy sinh cá cảnh.
- Thứ hai, sử dụng một số loại Acid an toàn. Ví dụ như: Ascorbic acid (vitamin C), Acid nitric (HNO3), Acid Citric, hoặc Acid Phốt pho ríc (H3PO4 – chuyên hạ pH cho hồ cá dĩa). Chú ý thêm là một số Acid tuy nhẹ nhưng vẫn có hại nên cần cẩn thận khi dùng. Đừng hít, chạm hay để lung tung, cần tránh xa tầm tay trẻ em.
- Thứ ba, các bạn có thể mua thêm rêu bùn cho vào lọc. Nếu dùng cách này thì nên ngâm nước hoặc luộc sơ trước để hết màu. Nhìn chung, cách này có tác dụng tương đối chậm.

Tăng độ pH trong hồ cá cảnh thủysinh

San hô có tác dụng tăng độ pH trong thiết kế hồ thủy sinh. Thế nhưng vật liệu này cũng làm tan luôn Ca và Mg trong hồ, làm tăng độ cứng của nước. Thậm chí nó còn khiến nồng độ pH trong hồ tăng khó kiểm soát.
Làm thế nào để tăng giảm pH trong hồ thủy sinh an toàn hiệu quả?
Lúc này, các bạn có thể dùng cách an toàn hơn là dùng bột Baking Soda NaHCO3). Bột này bán đầy trên thị trường nên dễ mua, giá lại rẻ vô cùng.
Ngoài ra, bạn có thể chọn cách sục khí O2 vào nước để loại trừ CO2, tăng độ pH nhẹ. Thêm nữa, một số hóa chất mang tính kiềm cũng làm tăng độ pH nhẹ. Có điều độ pH của nó không được đánh giá cao. Vậy nên, bạn hãy dùng bột Baking Soda để đảm bảo an toàn cho hồ thủy sinh của mình nhé!

Tạm kết

Thực tế, nồng độ pH đã được tính toán kỹ khi thicông hồ thủy sinh. Việc tăng giảm độ pH phát sinh trong quá trình vận hành và chăm sóc hồ. Do vậy, nếu hồ có độ pH ổn định, vệ sinh cẩn thận thì không cần lo quá vấn đề này.
Trường hợp cần tăng giảm nồng độ pH thì cần tiến hành từ từ. Thay đổi quá nhanh sẽ khiến động thực vật thủy sinh bị sốc, dễ chết đột ngột. Hiện vẫn còn nhiều cách để tăng giảm pH trong hồ. Có điều những cách trên chắc chắn là dễ dàng, hiệu quả và an toàn hơn cả. Vậy nên bạn hãy tham khảo để dùng khi cần.
Chúc các bạn thành công.

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2019

3 chứng bệnh thường gặp ở cá koi và cách phòng trị hiệu quả

by

Hồ cá koi đẹp hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, sức khỏe của cá koi và chất lượng nguồn nước hồ là các vấn đề cần quan tâm hàng đầu.
Cá Koi được mệnh danh là “quốc ngư” của đất nước Nhật Bản. May mắn làm sao! Giờ đây bạn chẳng cần phải sang Nhật vẫn có thể ngắm nhìn đàn cá đáng yêu này mỗi ngày. Chỉ cần lắp đặt hồ cá koi và chăm sóc cá đúng cách! Những chú cá koi sẽ sinh trưởng khỏe mạnh và tạo nét đẹp tuyệt vời cho ngôi nhà của bạn.
3 chứng bệnh thường gặp ở cá koi và cách phòng trị hiệu quả
Thế nhưng, việc chăm sóc cá koi Nhật Bản không hề dễ dàng. Cá koi thân thiện dễ nuôi nhưng cũng dễ bị bệnh. Dưới đây, Hồ cá Cát Tường sẽ điểm qua một vài bệnh cá koi thường gặp. Tham khảo ngay để biết cách phòng trị cho chúng nhé!

Bệnh đốm trắng

Chứng bệnh này thường xuất hiện khi độ ẩm không khí cao, nhiệt độ môi trường thấp… Đặc biệt, nếu hồ nước bị bẩn thì tình hình còn tồi tệ hơn. Lúc này nấm trắng sinh trưởng và xâm nhập cá koi. Cá chép koi bị bệnh sẽ có biểu hiện: các đốm trắng sùi lên, cá bơi lờ đờ, biếng ăn…
Cách xử lý: Bạn nên tách cá ra khỏi bể cá koi và nuôi tạm trong bể riêng hoặc chậu nhỏ.Tiếp đến dùng thuốc chuyên trị nấm có bán tại các cửa hàng cá cảnh. Bên cạnh đó, hãy cho sủi khí nước hồ cá chép koi và dùng sưởi tăng nhiệt. Mức nhiệt lý tưởng là 30 – 32 độ C. Khi cá khỏi bệnh mới đưa trở lại hồ.
Bệnh sùi
Bỗng một ngày trong hồ cá koi đẹp của bạn xuất hiện tình trạng cá koi bơi chậm, vảy xù, mắt lồi, thân cá bị sưng… Thì nhiều khả năng cá koi đã bị bệnh sùi rồi đấy!
Cách xử lý: Trước tiên, bạn hãy vớt cá koi bị bệnh ra chậu riêng. Tiếp đến cho cá “tắm” với nước muối (nồng độ 3 – 5 kg/m3) trong khoảng 5 – 10 phút. Nhớ là ở bước này phải kết hợp sục khí nhiều lần. Lặp lại việc này liên tục trong 5 – 7 ngày cho đến khi bệnh cải thiện.
3 chứng bệnh thường gặp ở cá koi và cách phòng trị hiệu quả

Bệnh thối đuôi hoặc vây cá

Bệnh này rất dễ phát hiện. Các biểu hiện thường thấy như: đuôi hoặc vây cá bị rách, thối rữa, cá bơi lờ đờ, ăn ít… Nếu như không xử lý nhanh chóng thì thiết kế hồ cá koi của bạn sẽ gặp rắc rối lớn đấy. Bệnh này rất nguy hiểm và có nguy cơ khiến cá koi tử vong.
Cách xử lý: Bước đầu tiên là vớt cá bệnh ra khỏi hồ để tránh lây lan sang cá khác. Tiếp đến, bạn mua thuốc trị thối đuôi cá tại các cửa hàng bán cá koi Nhật hoặc cửa hàng thuốc thú y. Cách pha thuốc đúng theo hướng dẫn kèm theo.
Về phần hồ cá koi Nhật Bản, bạn tiếp tục vớt hết cá ra và dọn hồ. Tốt nhất nên vệ sinh hồ cá koi bằng nước nóng, lau từng ngóc ngách của bể. Ngâm tất cả thiết bị phụ kiện trong nước nóng khoảng 5 – 10 phút rồi rửa sạch lại lần nữa. Sau cùng, sử dụng nước lọc hoặc nước đã khử Clo để thay vào hồ cá.
Lưu ý thêm dù hồ cá koi mini, hồ cá koi ngoài trời… hay bất cứ hồ cá cảnh nào cũng vậy.  Các bạn phải kiểm tra độ pH nước bể trước khi thả cá koi vào. Tùy từng loại cá sẽ có mức pH tương thích. Nếu độ pH chưa đảm bảo thì nên cho thuốc kháng sinh hoặc kháng nấm vào để diệt khuẩn.
Hãy chăm sóc cá koi đúng cách để sở hữu bể cá đẹp như mơ nhé!

Đặc điểm sinh trưởng của cá chép koi Nhật và lưu ý khi làm hồ

by
Hồ cá koi Nhật Bản được nhiều người lựa chọn làm vật dụng trang trí cho ngôi nhà của mình.
Nuôi cá chép Koi Nhật Bản là thú vui tao nhã của nhiều người. Đặc biệt là với những người có nhà cửa, sân vườn rộng rãi. Dù vậy, hồ cá koi không “kén chọn” vị trí và tùy chỉnh kích thước… Thế nên có thể đặt trong nhà hoặc ngoài sân đều được.
Để cá koi được phát triển tốt nhất thì ngoài việc chuẩn bị hồ, người nuôi cần nắm rõ tập tính sinh trưởng của cá koi. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thông tin về cá chép koi. Từ đó rút ra những lưu ý quan trọng để thiết kế hồ cá koi Nhật Bản đạt chuẩn nhé!
Đặc điểm sinh trưởng của cá chép koi Nhật và lưu ý khi làm hồ

Đặc điểm sinh trưởng của cá chép koi Nhật Bản

- Kích thước: Cá koi nuôi trong bể và trong hồ có sự chênh lệch khá lớn về kích thước. Nếu nuôi trong hồ cá koi mini có diện tích nhỏ thì kích thước dài nhất là khoảng 25 cm. Thế nhưng nếu nuôi ngoài hồ rộng hoặc đưa ra môi trường tự nhiên thì có thể đạt tới 80cm.
- Tuổi thọ: Tin vui là cá chép koi sống “khá thọ”. Khi được chăm sóc đúng cách tuổi thọ cá koi lên đến 50 năm. Do vậy, cá chép koi có ý nghĩa phong thủy, ngụ ý hướng đến sự phồn vinh trường tồn.
- Tập tính sinh sản: Khi được 1 năm tuổi, cá chép koi có thể sinh sản trong môi trường nhân tạo. Thường thì cá chép koi đẻ vào ban đêm và buổi sáng sớm. Trong lúc sinh, cá koi đực luôn bám đuôi và thúc vào phần bụng cá koi cái. Sau khi cá koi cái đẻ xong, cá đực sẽ bơi theo phía sau và thụ tinh lên các trứng. Đợi khoảng 40 – 50h sau thì trứng cá sẽ nở thành cá bột.
Trung bình cá koi ở độ tuổi 2 – 3 năm có thể cho khoảng 150 đến 200 ngàn trứng mỗi lần đẻ. Có điều thời gian trứng cá nở lâu, nước hồ nuôi cá koi bẩn, thay đổi nhiệt độ đột ngột… Sẽ dẫn đến tình trạng trứng không được thụ tinh bị hỏng, lây sang các trứng cá khác. Đợi sau khi tiêu thụ noãn hoàn thì cá chép koi 2 ngày tuổi có thể ăn được thức ăn nhỏ mịn.

Lưu ý khi làm hồ cá koi Nhật Bản

Cá chép koi Nhật Bản là loại cá thân thiện, dễ nuôi, không kén ăn và phát triển nhanh. Nếu được nuôi ở hồ cá koi ngoài trời thì chúng “lớn nhanh như thổi”, đạt chiều dài 80cm – 120cm.
Đặc điểm sinh trưởng của cá chép koi Nhật và lưu ý khi làm hồ
Khi thi công hồ cá koi Nhật Bản các hình dạng phổ biến là hình vuông, tròn, chữ nhật… Hoặc các hình đặc biệt như: hình bán nguyệt, uốn cong, bầu dục.
Độ sâu hồ cá koi tối đa 1,5 m. Tốt nhất nên thiết kế hồ hình thang với độ nông sâu khác nhau. Chú ý khu vực hồ nông nhất phải trên 40cm.
Chọn làm hồ cá koi sân thượng hay hồ trong nhà gì cũng vậy, khi đã hoàn thành nên ngâm xả 2 – 3 lần rồi mới được thả các koi vào. Tốt nhất nên duy trì môi trường nước có độ pH 7 – 7,5, nhiệt độ 20 – 27 độ C, hàm lượng O2 tối thiểu 2,5 mg/l.
Trong quá trình nuôi, nên chú ý vệ sinh hồ để tránh tình trạng hồ cá koi nổi bọt, hồ cá koi bị rêu xanh… Nếu phát hiện cá bị bệnh, nên cách ly sớm để ngăn việc cá lây bệnh và chết hàng loạt.
Trên đây là những chia sẻ của Cát Tường về đặc tính sinh trưởng cá koi và cách làm hồ. Nếu vẫn còn thắc mắc vấn đề gì khác - Hãy liên hệ với Hồ Cá Cát Tường để được tư vấn cụ thể hơn nhé!

Giải đáp 5 câu hỏi thường gặp khi thi công hồ thủy sinh cá cảnh

by
Hồ thủy sinh cá cảnh là một trong những giải pháp trang trí nhà rất được ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, để setup được một hồ thủy sinh nho nhỏ không phải là việc đơn giản. Từ lúc chuẩn bị đến khi hoàn thiện có rất nhiều vấn đề phát sinh.
Dưới đây chính là 5 câu hỏi thường gặp nhất khi làm bể thủy sinh cá cảnh. Tìm hiểu ngay trước khi bắt tay vào việc thiết kế hồ nhé!

Tại sao nước hồ thủy sinh cá cảnh hay bị đục?

Thứ nhất, nguyên nhân nước hồ thủy sinh đục có thể là do hệ thống lọc và hồ còn mới. Lúc này lượng vi sinh trong hồ cá chưa ổn định dẫn đến nước hồ không trong được.
Thứ hai, nước hồ đục do rêu tảo trong hồ cá thủy sinh quá nhiều. Điều này khiến nước hồ đục ngầu và chuyển sang màu xanh rêu. Lúc này, bạn có thể lắp đặt thêm bộ lọc UV để diệt rêu hại.
Giải đáp 5 câu hỏi thường gặp khi thi công hồ thủy sinh cá cảnh
Thứ ba, bụi bẩn từ các vật liệu đá, cây thủy sinh, phụ kiện trang trí hồ… Bụi bẩn sẽ lắng đọng xuống mặt nền và tình trạng này sẽ được cải thiện sau một vài ngày.

Nên để đèn chiếu sáng trong bao lâu?

Đối với thiết kế hồ thủy sinh cá cảnh, các bạn chỉ cần để đèn 8 – 10h/ngày là đủ. Thời gian chiếu sáng này tương tự như thời gian mặt trời mọc và lặng vậy.  
Ngoài ra, việc để đèn liên tục sẽ khiến cây bị héo chết do tiếp nhận ánh sáng quá nhiều. Thêm nữa, các loại cá cảnh thủy sinh cũng cần có thời gian nghỉ ngơi vào buổi tối. Đèn sáng choang sẽ ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cá và làm cá dễ chết.
Cá cảnh có… ngủ không?
Câu hỏi này thú vị đấy chứ! Nhiều người cho rằng cá sống trong môi trường nước nên “rất tỉnh”. Thực tế thì cá vẫn ngủ đấy! Có điều chúng là loại động vật nhạy cảm với ánh sáng và tiếng động. Thế nên mới xảy ra việc hiểu nhầm như vậy thôi.
Cũng giống như đa số các loại động vật khác, cá ngủ vào ban đêm. Vậy nên bạn hãy tắt đèn để chúng nghỉ ngơi nhé!

Thời gian thích hợp để bỏ cá vào hồ thủy sinh?

Chắc chắn một điều là khi mới setup hồ thủy sinh các bạn đừng vội cho cá vào ngay. Hãy đợi khoảng 1 – 2 tuần, hệ vi sinh và môi trường nước ổn định mới cho cá vào.

Tại sao hồ thủy sinh cá cảnh bị tình trạng nhiều tảo?

Dù đã thi công hồ thủy sinh đúng cách, chăm sóc cẩn thận thì vẫn có nguy cơ bị tảo. Lý giải điều này, các chuyên gia đã chỉ ra 2 nguyên nhân sau:
Thứ nhất, tảo xuất hiện là do hiện tượng mất cân bằng chất dinh dưỡng trong nước. Thêm nữa, ánh sáng quá nhiều, lượng CO2 thấp và ít phân nền cũng là nguyên nhân bùng phát tảo.
Thứ hai, có nhiều loại tảo chậm phát triển tồn tại trong hồ cá cảnh thủy sinh. Bởi vậy nên các bạn phải thường xuyên vệ sinh và chùi tảo trên thành kính.
Giải đáp 5 câu hỏi thường gặp khi thi công hồ thủy sinh cá cảnh
Để kiểm soát lượng tảo trong hồ có khá nhiều cách. Chẳng hạn như: trồng nhiều cây dạng bụi để ngăn tảo xâm nhập. Hoặc các bạn có thể thả cá để ăn rêu tảo gây hại. Trường hợp tảo quá nhiều và phát triển mạnh thì có thể nhờ đến hóa chất. Đặc biệt, đừng bao giờ để thức ăn thừa trong hồ quá nhiều, cá chết thì phải vớt ra ngay. Như thế xác cá sẽ không bị phân hủy và ngăn chặn phần nào tình trạng phát sinh tảo.
Trên đây là những chia sẻ của Hồ cá Cát Tường về cách chăm sóc hồ thủy sinh cá cảnh. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn khi làm hồ thủy sinh. Chúc các bạn thành công!
| Thi công hồ cá hải sản